Sữa Thực Vật Là Gì? Dinh Dưỡng Trong Các Loại Sữa Thực Vật

Ngày 28 tháng 12 năm 2018

Sữa thực vật là gì? Từ lâu, con người đã khai thác sử dụng sữa động vật như một loại thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng cho sức khỏe. Vì vậy đa phần chúng ta thường quen với các loại sữa có nguồn gốc động vật như sữa bò, sữa dê, sữa cừu… Nhưng chúng ta còn có một loại sữa khác thay thế các loại sữa này, đó là sữa thực vật. Vậy sữa thực vật là gì? Dinh dưỡng của các loại sữa thực vật phổ biến như thế nào. Hãy cùng khám phá để biết rõ hơn về loại thực phẩm này nhé.

Sữa thực vật được xem là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. So với sữa động vật, sữa thực vật ít gây tăng cân hơn. Sữa thực vật đã được dùng từ lâu từ các thế kỷ trước để thay thế sữa động vật và thức uống hàng ngày. Sữa thực vật là khái niệm còn khá mới mẻ với nhiều người, nhưng thật ra trên thế giới, nó đã có nguồn gốc từ rất lâu đời. Đều là sữa thực vật nhưng mỗi vùng có cách chế biến khác nhau lại mang đến những hương vị riêng cho từng loại sữa. Chúng ta cùng tìm hiểu để khám phá thêm về sữa thực vật là gì cũng như dinh dưỡng trong các loại sữa thực vật phổ biến cụ thể như thế nào nhé.

Sữa thực vật là gì?

Sữa thực vật là sữa được làm từ các loại thực vật giàu chất dinh dưỡng trong tự nhiên. Các loại sữa thực vật phổ biến gồm sữa từ các loại đậu: sữa đậu xanh, sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa đậu đỏ, sữa gạo lứt, sữa bắp, sữa hạt sen…

Sua-thuc-vat-duoc-lam-tu-cac-loai-thuc-vat-giau-chat-dinh-duong

Sữa thực vật được làm từ các loại thực vật giàu chất dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Căn cứ vào nguồn gốc các loại thực vật được sử dụng để tạo ra thức uống dinh dưỡng này thì sữa thực vật được chia thành 4 loại chính:

Sữa được làm từ các loại ngũ cốc: Sữa lúa mạch, sữa gạo, sữa gạo lứt, sữa yến mạch, sữa lúa mì

Sữa được làm từ các cây họ đậu: sữa đậu xanh, sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa đậu đỏ, đậu Hà Lan.

Sữa được làm từ các loại quả: sữa dừa, sữa hạnh nhân, sữa quả óc chó, sữa quả Macca, sữa quả phỉ, sữa quả hạnh đào.

Sữa được làm từ các loại hạt: Sữa hạt chia, sữa hạt điều, sữa hạt hướng dương, sữa hạt vừng, sữa hạt sen, sữa bắp, sữa hạt lanh, sữa hạt dầu gai.

Sữa thực vật là sản phẩm xanh, được sản xuất hoàn toàn từ thiên nhiên. Đây là loại thức uống giàu vi chất dinh dưỡng, lại dễ tiêu hóa, giảm lượng cholesterol. Hàm lượng các chất béo và chất đạm của sữa thực vật thấp hơn sữa động vật, rất an toàn cho cơ thể. Đồng thời, khi sử dụng sữa có nguồn gốc từ thực vật, cơ thể bạn hấp thu nhanh chóng và hiệu quả các loại vitamin như vitamin A, B1, D, E.

Nếu sữa động vật có màu trắng, nhìn rất sánh mịn thì sữa thực vật đa dạng về màu sắc hơn, tùy vào từng loại thực phẩm người ta lựa chọn để chiết xuất ra sữa. Bằng mắt thường, bạn có thể dễ dàng nhận ra đâu là sữa thực vật. Qua màu sắc, bạn cũng hoàn toàn nhận diện được từng loại sữa thực vật khác nhau. Ví dụ sữa gạo thường có màu trắng, sữa ngô có màu vàng, sữa đậu nành màu trắng đục, sữa bí đỏ có màu vàng đậm… Sữa thực vật có mùi hương đặc trưng riêng đối với từng loại và ít béo so với sữa động vật. Sữa thực vật nếu không cho đường thì khá nhạt, nhưng hương vị của nó vẫn hấp dẫn và dễ uống.

Sữa thực vật đang ngày càng được tin dùng vì tính an toàn và thân thiện của nó. đây là thức uống nhẹ nhàng, lại dễ dàng tiêu hóa, không gây dị ứng và có hương vị thơm ngon tự nhiên, là một lựa chọn hoàn hảo cho tất cả mọi người.

Dinh dưỡng trong các loại sữa thực vật phổ biến

Chúng ta cùng tìm hiểu dinh dưỡng trong các loại sữa phổ biến trong 4 nhóm sữa thực vật nêu trên.

1. Sữa hạt sen

Sữa hạt sen là một trong những hương vị sữa thực vật được nhiều người lựa chọn vì giá trị dinh dưỡng cao của nó. Sữa hạt sen rất giàu protein, kali và photpho, lượng cholesterol, natri, lượng mỡ bão hòa rất thấp nên giúp trong quá trình giảm cân. Sữa hạt sen còn giàu chất xơ giúp cơ thể hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn hơn.

Sữa hạt sen còn có công dụng chữa chữa thiếu máu, mất ngủ, kém ăn, chữa tiêu chảy kéo dài ở trẻ em, chữa gầy yếu kém ăn, bồi dưỡng cho phụ nữ mới sinh và giúp điều hòa kinh nguyệt, chống lão hóa, tăng cường cơ chế bài tiết melamin.

Sua-hat-sen-co-cong-dung-rat-tot-doi-voi-suc-khoe

Sữa hạt sen có công dụng rất tốt đối với sức khỏe (Ảnh: Internet)

2. Sữa gạo lứt

Gạo lứt được biết là loại ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe. Vì thế sữa gạo lứt có nhiều giá trị dinh dưỡng. Sữa gạo lứt chứa tinh dầu, chất xơ giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, giúp máu lưu thông tốt hơn nhờ đó làm hạ đường huyết và giảm nguy cơ phát triển các lớp bám trên thành các mạch máu.

Sua-gao-lut-co-nhieu-gia-tri-dinh-duong

Sữa gạo lứt có nhiều giá trị dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, sử dụng sữa gạo lứt còn có tác dụng duy trì hệ thần kinh một cách minh mẫn. Trong gạo lứt có nhiều mangan bảo vệ sự điều hòa của thần kinh và gaba thúc đẩy hệ thần kinh vận động linh hoạt. Gạo lứt còn làm giảm các triệu chứng về hen suyễn bởi thành phần magie trong sữa rất cao.

Chất xơ trong sữa gạo lứt còn hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, phòng chống bệnh ung thư ruột kết, hỗ trợ giảm cân. Trong sữa gạo lứt cũng chứa nhiều canxi giúp duy trì hệ xương chắc khỏe, bổ sung canxi cho xương. Ngoài ra, sữa gạo lứt còn có công dụng ngăn ngừa tình trạng sỏi mật ở phụ nữ.

3. Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân rất giàu dưỡng chất, cung cấp vitamin D, canxi, protein, các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Sữa hạnh nhân không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol, ít natri và chứa các acid béo omega giúp phòng ngừa tăng huyết áp và bệnh tim. Sữa hạnh nhân còn có chỉ số đường huyết thấp, được cơ thể tiêu hóa hoàn toàn mà không làm tích tụ chất béo như sữa bò nên tốt cho người bị tiểu đường.

Sua-hanh-nhan-cung-cap-nhieu-vitamin-va-khoang-chat-cho-co-the

Sữa hạnh nhân cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, sữa hạnh nhân chứa ít calo và chất béo hỗ trợ giảm cân, tốt cho thị lực, giúp xương chắc khỏe. Sữa hạnh nhân chứa 50% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày và có các thuộc tính chống ôxy hóa giúp da khỏe mạnh, phòng ngừa các vấn đề về da. Bên cạnh đó, sữa hạnh nhân giàu chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt và phòng ngừa những vấn đề liên quan đến tiêu hóa.

4. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành là loại sữa thực vật phổ biến nhất có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người tin dùng. Hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15-25% glucose, 15-20% chất béo, 35-45% chất đạm và nhiều khoáng chất  cần thiết như Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S, các vitamin A, B1, B2, D, E, F…

Sua-dau-nanh-co-nhieu-dinh-duong-tot-cho-suc-khoe

Sữa đậu nành có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Sữa đậu nành chứa nhiều đạm hơn thịt, nhiều canxi hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Các amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra được đều có trong đậu nành. Sữa đậu nành còn có ưu điểm là không có lactose, có thể thay thế sữa bò cho những người dị ứng với lactose. Sữa đậu nành cũng chứa ít chất béo bão hòa hơn sữa bò nên có lợi cho tim mạch hơn.

Protein trong đậu nành không để lại những hợp chất gây bệnh lại có đặc tính có khả năng kết với các protein từ ngũ cốc, bổ sung cho nhau để tạo ra nhiều loại dưỡng chất tuong ứng với nguồn gốc từ động vật. Bên cạnh đó, chất béo trong đậu nành do chứa rất ít mỡ bão hòa nên không có hại mà lại sễ hấp thụ, chống được béo phì, mỡ trong máu, tốt cho hệ tuần hoàn. Chất xơ trong đậu nành tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế ung thư ruột kết. Các vitamin và khoáng chất trong đậu nành bổ sung đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ dưỡng chất.

Vậy là chúng ta đã biết được sữa thực vật là gì và dinh dưỡng trong các loại sữa thực vật phổ biến. Từ đây, bạn có thể yên tâm sử dụng sữa thực vật để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu có điều kiện và thời gian bạn có thể tự làm sữa thực vật ở nhà với các nguyên liệu dễ tìm như gạo lứt, đậu xanh, đậu nành, hạt sen… Chúc bạn ngon miệng với những ly sữa thực vật bổ dưỡng.

Ý kiến của bạn

Các tin khác

Vị thuốc trong chiếc bánh chưng
Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Cocktail – thức uống tốt cho tim mạch
Cocktail là loại thức uống được kết hợp tuyệt vời giữa rượu chính, rượu mùi và nước ép trái cây. Và gần đây một số nghiên cứu khoa học khuyên rằng, phụ nữ nên ...
Bài thuốc từ hành ta
Theo Y học cổ truyền, vị thuốc hành ta còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, ...
Quả trám - Vị thuốc quý trong ẩm thực
Trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Dưa muối: Lợi, hại thế nào?
Dưa muối ngoài chức năng thực phẩm dùng ẩm thực ngon miệng, nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe của dưa muối tốt cho tiêu hóa, có thể giúp giảm cân với ...
Món ăn - bài thuốc an thần từ hạt sen
Hạt sen có rất nhiều tên gọi như: liên nhục, liên thực, liên mễ, liên tử. Ở một số nơi trên thế giới hạt sen còn được coi là biểu tượng của tình yêu (do hiện ...
Món ăn bài thuốc từ lươn
Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, bổ gan, tỳ thận, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, ...
Thuốc hay từ cây mận Bắc
Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C...
Măng cụt – phải trông mặt mà bắt hình dong
Măng cụt là một loại quả rất lạ đối với người ngoại quốc, cũng lạ với ngay cả một số người ở miền Trung và miền Bắc. Quả chín có màu tím đậm, vỏ rất dày, ...
Món ăn, bài thuốc từ đường phèn
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm.
Support