Món ăn bài thuốc từ lươn

Ngày 28 tháng 01 năm 2019

Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, bổ gan, tỳ thận, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương, điều hòa khí huyết.

Theo tài liệu nước ngoài, thịt lươn được dùng dưới dạng “lươn hấp cơm”, một món ăn - vị thuốc phổ biến chữa chứng vàng da (bệnh hoàng thống). Thịt lươn rửa sạch, cắt miếng, ướp gia vị và nước gừng tươi, thêm ít rượu. Khi cơm sắp cạn, đặt thịt lươn lên trên để hấp cho chín. Ăn nóng. Kết quả điều trị rất tốt, sắc mặt sẽ hết vàng.

Thịt lươn nấu với ngó sen chữa rong kinh, băng huyết; thịt lươn cuốn lá lốt nướng ăn chữa tê thấp; thịt lươn hầm với đỗ đen có tác dụng bổ thần kinh; ninh nhừ với màng mề gà trị cam tích ở trẻ em... Người Nhật Bản coi thịt lươn như một loại thực phẩm thông huyết mạch, lợi gân cốt.

b59luonchiengion

Thịt lươn tốt cho người bệnh viêm gan mạn tính.

Chữa thiếu máu, gầy còm, mệt mỏi: thịt lươn 10g thái nhỏ, nước gừng 10 - 20ml, gạo vừa đủ, nấu thành cháo. Ăn trong ngày.

Chữa viêm gan mạn tính: lươn 2 - 3 con làm thịt, bỏ ruột, tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) 60g; rễ lau 30g, nước vừa đủ. Tất cả đem nấu chín, ăn cả cái lẫn nước.

Chữa suy nhược thần kinh: thịt lươn 250g, thái nhỏ, hấp cách thủy với hoài sơn, bách hợp, mỗi thứ 30g và nước vừa đủ. Ăn trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày.

Chữa mồ hôi tay/chân: lươn 1 con, luộc qua, gỡ lấy thịt, ý dĩ nhân 20g, gạo nếp 30g. Trộn chung 3 thứ, nấu thành cháo với nước luộc lươn, thêm gia vị, ăn trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày là 1 liệu trình.

Chữa di, mộng tinh: củ súng 10g nấu chín, bóc vỏ phơi khô, hoài sơn 50g nấu chín, phơi khô. Hai thứ tán bột, trộn đều nấu cháo với thịt lươn, ăn vào lúc đói. Dùng liên tục một thời gian.

Chữa bạch đới, khí hư: lươn 1 con to lấy phần giữa khoảng 30cm, đốt thành tro; hồ tiêu tán nhỏ, rây bột mịn. Hai thứ trộn đều, mỗi lần uống 8g với rượu, ngày 3 lần (theo Nam dược thần hiệu).

Kiêng kỵ: Người bị bệnh sốt rét, vàng da, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, không nên ăn lươn.

Theo Lương y Phan Văn Tiến/ SK&ĐS

Ý kiến của bạn

Các tin khác

Vị thuốc trong chiếc bánh chưng
Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Cocktail – thức uống tốt cho tim mạch
Cocktail là loại thức uống được kết hợp tuyệt vời giữa rượu chính, rượu mùi và nước ép trái cây. Và gần đây một số nghiên cứu khoa học khuyên rằng, phụ nữ nên ...
Bài thuốc từ hành ta
Theo Y học cổ truyền, vị thuốc hành ta còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, ...
Quả trám - Vị thuốc quý trong ẩm thực
Trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Dưa muối: Lợi, hại thế nào?
Dưa muối ngoài chức năng thực phẩm dùng ẩm thực ngon miệng, nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe của dưa muối tốt cho tiêu hóa, có thể giúp giảm cân với ...
Món ăn - bài thuốc an thần từ hạt sen
Hạt sen có rất nhiều tên gọi như: liên nhục, liên thực, liên mễ, liên tử. Ở một số nơi trên thế giới hạt sen còn được coi là biểu tượng của tình yêu (do hiện ...
Thuốc hay từ cây mận Bắc
Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C...
Măng cụt – phải trông mặt mà bắt hình dong
Măng cụt là một loại quả rất lạ đối với người ngoại quốc, cũng lạ với ngay cả một số người ở miền Trung và miền Bắc. Quả chín có màu tím đậm, vỏ rất dày, ...
Món ăn, bài thuốc từ đường phèn
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm.
Chuối hột rừng: món ăn - bài thuốc nhiều công dụng
Cây chuối hột được dùng để chữa bệnh sỏi thận, đái tháo đường... Gần đây, người ta lại ưa dùng chuối hột rừng hơn chuối hột nhà.
Support