Món ăn - bài thuốc an thần từ hạt sen

Ngày 28 tháng 01 năm 2019

Theo Đông y hạt sen có vị ngọt, chát, tính bình; vào các kinh: tâm, tỳ và thận. Có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, sáp tràng, an thai, lợi thủy.

Dùng cho các trường hợp di tinh đái hạ, tỳ hư tiết tả (tiêu chảy), tiêu chảy lỏng, lỵ dài ngày, hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược.

Hạt sen có rất nhiều tên gọi như: liên nhục, liên thực, liên mễ, liên tử. Ở một số nơi trên thế giới hạt sen còn được coi là biểu tượng của tình yêu (do hiện tượng đồng âm liên: liên tưởng, nhớ thương).

Thành phần chính của hạt sen gồm: tinh bột (60%), đường raffinose, protein 14,8% gồm các acid amin, threonin 2,42%; methionin 0,82%; leucin 3,23%; isoleucin 1,11%; phenylalanin 12,64%. Ngoài ra, còn có 2,11% dầu béo gồm các acid béo.

Các nghiên cứu dược lý cho thấy hạt sen có những tác dụng sau: Hạ huyết áp; Cường tim an thần (trong hạt sen có các alkaloid có tác dụng cường tim, liensinine có tác dụng đối kháng calci và ổn định nhịp tim); Tư dưỡng bổ hư, cầm di tinh; Phòng chống các khối u; Chống lão hóa (trong hạt sen và củ hạt sen có chứa một loại enzym đặc biệt có tác dụng “hàn gắn, phục hồi” protein trong cơ thể con người bị tổn thương).

Từ lâu trong dân gian người ta có nhiều cách chế biến hạt sen thành nhiều món ăn bài thuốc hay. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc an thần từ hạt sen:

- Chè hạt sen: hạt sen, gạo cho mỗi thứ 200gr; phục linh 100gr. Xay thành bột mịn, đường vừa đủ, thêm nước vào nấu chè.

- Chè hạt sen - long nhãn: 100gr hạt sen tươi, 300gr long nhãn (bóc lấy cùi), 400gr đường cát. Nấu chè để ăn. Tác dụng: bổ huyết dưỡng tâm an thần, làm nhu nhuận da.

- Liên nhục, bách hợp mạch đông thang: liên nhục 15gr, bách hợp 30gr, mạch môn đông 12gr sắc uống. Tác dụng: tư âm dưỡng tâm an thần.

149173
Đại táo nhân nhĩ liên nhục.

- Đại táo ngân nhĩ liên nhục thang: đại táo 100gr, ngân nhĩ 50 gr, liên nhục 100gr rửa sạch cho vào nồi, cho nước vào đun chín, thêm đường vừa đủ.

- Bài thuốc dưỡng tâm, an thần: táo nhân 12gr, hạt sen 12gr, viễn chí 12gr, phục thần 12gr, hoàng kỳ 12gr, đảng sâm 12gr, cam thảo 4gr, trần bì 6gr. Sắc uống. Trị chứng hư lao tâm phiền không ngủ được, tim đập hồi hộp, đầu váng, mắt hoa...

- Canh hạt sen đại táo: củ sen 2 cái, hạt sen 100gr, đại táo 200gr, đường tinh thể. Rửa ngó sen gọt vỏ và thái hạt lựu, cho vào nồi cùng hạt sen (ngâm trong nước cho mềm) và đại táo, thêm đường vừa đủ đun sôi một giờ rưỡi.

- Hạt sen hầm long nhãn táo tàu: hạt sen, long nhãn mỗi loại 30g, táo tàu 5 - 6 quả, đường phèn lượng vừa đủ. Ngâm hạt sen cho nở, bỏ tâm, rửa sạch. Cho hạt sen, long nhãn, táo tàu vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Thêm đường phèn sau khi sen đã nhừ.

trang29chaohatsen1406865721618
Cháo hạt sen.

- Cháo hạt sen: hạt sen 30g, gạo tẻ 150g. Nấu cháo, thêm đường hoặc muối. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, tiêu lỏng dài ngày.

- Nước sen - dừa: 100gr hạt sen, 100gr dừa nạo, 400gr đường cát. Nấu hạt sen chín mềm, hòa với dừa nạo và nước đường để dùng.

3105016
Hạt sen bách hợp thịt lợn.

- Hạt sen bách hợp hầm thịt: Hạt sen 30gr, bách hợp 30gr, thịt lợn nạc 200gr, gia vị vừa đủ. Lấy hạt sen ngâm nước nóng, đến khi nở bỏ vỏ ngoài, bỏ tâm, bách hợp rửa sạch. Thịt lợn rửa sạch, ngâm trong nồi nước để ráo nước huyết, lấy ra rửa sạch thái miếng mỏng. Cho tất cả vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa rồi hầm cho đến khi thịt chín nhừ cho gia vị, hành, gừng vào.

Theo BSCKII. Dương Trọng Nghĩa/ SK&ĐS

Ý kiến của bạn

Các tin khác

Vị thuốc trong chiếc bánh chưng
Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Cocktail – thức uống tốt cho tim mạch
Cocktail là loại thức uống được kết hợp tuyệt vời giữa rượu chính, rượu mùi và nước ép trái cây. Và gần đây một số nghiên cứu khoa học khuyên rằng, phụ nữ nên ...
Bài thuốc từ hành ta
Theo Y học cổ truyền, vị thuốc hành ta còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, ...
Quả trám - Vị thuốc quý trong ẩm thực
Trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Dưa muối: Lợi, hại thế nào?
Dưa muối ngoài chức năng thực phẩm dùng ẩm thực ngon miệng, nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe của dưa muối tốt cho tiêu hóa, có thể giúp giảm cân với ...
Món ăn bài thuốc từ lươn
Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, bổ gan, tỳ thận, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, ...
Thuốc hay từ cây mận Bắc
Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C...
Măng cụt – phải trông mặt mà bắt hình dong
Măng cụt là một loại quả rất lạ đối với người ngoại quốc, cũng lạ với ngay cả một số người ở miền Trung và miền Bắc. Quả chín có màu tím đậm, vỏ rất dày, ...
Món ăn, bài thuốc từ đường phèn
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm.
Chuối hột rừng: món ăn - bài thuốc nhiều công dụng
Cây chuối hột được dùng để chữa bệnh sỏi thận, đái tháo đường... Gần đây, người ta lại ưa dùng chuối hột rừng hơn chuối hột nhà.
Support