Hành Phi Giòn Và Những Món Ngon Không Thể Thiếu Hành Phi

Ngày 03 tháng 01 năm 2019

Hành phi giòn là nguyên liệu đầy hấp dẫn và không thể thiếu trong các món ăn ngon. Bạn sẽ không thể cưỡng lại sự giòn tan, thơm phức, ngậy bùi của hành phi khô đâu mà phải vào bếp ngay đấy nhé!

Hành phi và cách làm hành phi giòn thơm

Hành phi được làm từ hành tây (hành tím, trắng hay vàng đều được). Thành phẩm làm ra đẹp mắt, giòn rụm trong vài tháng liền, lại không tốn nhiều dầu mỡ để phi, không ngậm dầu, rất tốt cho sức khỏe. Không mất quá nhiều công sức để canh chừng khi làm với số lượng nhiều.

hanh-phi-gion-2

– Hành lột vỏ (để cả vỏ lụa), rửa sạch, bào hoặc thái mỏng.

– Lót giấy chống dính và cho vào khay nướng. Đeo găng tay nilong, rưới 2 – 3 muỗng canh dầu ăn hoặc mỡ lên hành, dùng hai tay trộn và dàn đều hành ra khay.

– Bật lò, lửa khoảng 150 – 160 độ C, chế độ cả lửa trên và dưới. Thời gian 20 – 30 phút. Thỉnh thoảng bạn mở lò, dùng đũa đảo đều. Thấy hành vàng đều là đạt.

hanh-phi-gion-1-768x573

Có thể bạn chưa biết:

– Hành hương cũng có thể sử dụng làm hành phi nhưng điểm trừ là hay bị mốc.

– Bạn cũng có thể làm hành phi bằng cách không dùng lò nướng như cách: Hành tây bào mỏng ,phơi nắng, nắng to phơi nửa ngày,nắng yếu (như những ngày trời lạnh và không nắng) thì để ngoài trời 2 ngày, lâu lâu dùng đũa đảo lên. Tốt nhất là các bạn nên sấy lò nếu có lò nướng. Dễ dàng, rảnh tay, làm ra số lượng nhiều, tội gì mà không làm nhỉ?

hanh-phi-gion-3-1-768x575

– Mẹo bào hành để không bị cay mắt đó là rửa hành qua với nước hoặc cắt miếng màng bọc thực phẩm rồi che mắt lại, bạn vẫn có thể nhìn thấy việc thái hành phi qua lớp nilong mỏng nhé!

Những món ngon không thể thiếu hành phi

1. Xôi xéo

hanh-phi-gion-56

Nói riêng về xôi thì xôi Hà Nội có nhiều loại, lắm nơi bán, và cũng không ít nơi ngon. Xôi len lỏi khắp phố phường từ quán rộng, đẹp, sang, rồi sà xuống vỉa hè, bên gánh hàng rong bán sáng bán tối. Ăn xôi, muốn đơn giản cũng có, là chỉ gói xôi thêm chút vừng lạc hay ruốc sợi mằn mặn, hoặc thậm chí xôi không vẫn ăn được ngon lành. Cầu kỳ hơn, đầy đủ hơn thì có xôi thịt kho, trứng rán, xôi sườn cay, xôi chim, lạp xưởng, giò chả…

Những ngày lạnh đã về Hà Nội rồi, chẳng gì thích bằng sáng dậy thật sớm, đi mua một gói xôi xéo nóng nghi ngút khói rồi xuýt xoa ngồi ăn. Tạm bỏ qua những hàng xôi có cửa tiệm đàng hoàng, biển hiệu đầy đủ, Hà Nội vẫn có những hàng xôi vỉa hè lâu đời, ngày nào cũng đông nghịt khách, khiến người ta nghiền dù cho bao nhiêu năm trôi qua rồi.

Xôi xéo vàng ươm, dễ ăn do hạt nếp cái hoa vàng dẻo thơm khó tả. Ăn kèm cùng đỗ xanh đồ tơi mùi mùi, cùng những sợi ruốc bông bông có vị mặn, không thể thiếu chút mỡ hành rưới lên kèm hành phi giòn tan thơm phức. Một bữa sáng hoàn hảo và quen thuộc với bất cứ người Hà Nội nào trước khi đi làm hay đi học.

2. Bánh cuốn

hanh-phi-gion-8-copy-768x768

Bánh cuốn còn có cái tên là bánh tráng vì xuất phát từ kĩ thuật lâu đời là tráng bánh rất mỏng trên một mặt phẳng nóng. Bánh làm từ bột gạo tẻ nên màu trắng trong, dẻo và thơm, vẫn giữ được nguyên vẹn độ tinh túy và mùi thơm tự nhiên của gạo.

Gạo trắng tinh được ngâm 3 tiếng trong nước sạch rồi đem ra xay nhuyễn, hòa với lượng nước vừa đủ rồi được tráng lên một miếng vải trắng, đặt lên nồi nước nóng. Nồi nước ở dưới luôn được để sôi ở 100 độ C để bánh chín như ý muốn. Khi bánh đã chín, người thợ khéo léo dùng đũa tre xuyên vào nhắc lớp bánh mỏng tang ấy ra, cực kì nhẹ nhàng và tinh tế. Bánh được xoa một lớp mỡ hành cho bóng bẩy rồi gấp lại. Bên trong là nhân thịt băm mộc nhĩ thơm ngon, ẩn hiện sau lớp bột trong suốt, căng mọng. Từng miếng được cắt ra vừa ăn rồi chấm vào nước chấm ăn cùng chả. Sẽ ngon hơn nếu nước chấm bánh cuốn có tinh dầu cà cuống. Chỉ là ngày nay, tìm được hàng bánh cuốn thứ thiệt với hương vị này thì vô cùng khó.

Và đặc biệt, không thể thiếu món hành phi được rắc đều lên mặt đĩa bánh cuốn. Ăn một miếng bánh mềm mà nhai phải một chút hành phi giòn tan, ngậy bùi thật thích thú. Làm tăng hương vị cho món bánh cuốn lên bao nhiêu.

3. Miến lươn

hanh-phi-gion-10-768x459

Miến lươn là một trong số những món ăn ngon, dễ ăn và rất được lòng thực khách Hà Thành. Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt.

Món miến lươn nước được kết hợp với giá đỗ và hành phi giòn thơm. Bạn nghĩ rằng nguyên liệu có thể có hoặc không cần. Nhưng dù thế nào thì bạn sẽ thấy thiếu sót ngay bởi chính hương thơm của chúng sẽ làm bạn thấy đặc trưng của món miến lươn không thể lẫn đi đâu được, hòa cùng rau răm thơm, ăn kèm theo quẩy ngâm trong bát nước dùng đậm đà vị xương cũng vẫn là một món ngon có sức hấp dẫn khó cưỡng.

4. Bánh tráng trộn

Món bánh tráng trộn xuất phát từ miền Nam, cụ thể là Sài Gòn với rất nhiều thành phần như xoài xanh, trứng cút, rau răm, thịt bò khô. Phổ biến nhất là dành cho đối tượng học sinh, sinh viên vì ăn rất vui miệng và tiện mang theo bất cứ đâu. Bánh tráng dù để lâu một chút nhưng khi ăn không hề cứng mà lại rất mềm và dai. Khi ăn, thường dùng tay vò vò cho bánh tráng mềm ra một chút rồi đổ muối tôm, dầu ớt hoặc cả hành phi vào vò vò trộn trộn lên cho đều rồi cứ thế bốc ăn thôi.

hanh-phi-gion-13-768x512

Kể vậy mà thiếu hành phi trong món ăn này thì các tín đồ bánh tráng đều sẽ coi quán ăn đó thật là “tội đồ”. Vì tại sao một thứ nguyên liệu thơm ngon và quan trọng như thế lại có thể không nhắc đến cơ chứ! Khi trộn lên thì ăn thấy vị chua thanh của nước xoài, cay cay của dầu ớt, thơm giòn của hành phi, bùi bùi của trứng cút, tí hăng thơm của rau răm, bánh tráng thì thấm gia vị, dai dai mà không cứng, cũng không mềm. Như vậy, bánh tráng ban đầu chỉ có vị mằn mặn của muối, nhưng sau khi trộn thì nó đã trở thành tiêu điểm của một món ăn với rất nhiều mùi vị.

hanh-phi-gion-16-768x789

5. Cơm rang

hanh-phi-gion-5

Cơm rang đậm đà và đặc biệt là giòn tan đã quá quen thuộc với bạn trong những quán phở. Đĩa cơm đầy đặn, màu vàng ươm, mỡ màng nhờ được chiên kĩ. Khi ăn còn “khoái” hơn với cảm giác chỗ mềm mềm dẻo, chỗ giòn tan, cháy cạnh. Cơm kết hợp cùng dưa chua, thịt bò hoặc thịt gà và gia giảm vừa miệng chứ không cần rưới thêm nước mắm hay xì dầu, trộn thêm chút hành phi giòn tan, thơm ngậy thì đúng là món ngon tuyệt vời trong tiết trời lạnh này rồi.

Cách trị hôi miệng do ăn hành phi

– Theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Food Science mới đây, táo và lê là thực phẩm trị mùi hành đặc biệt hiệu quả. Vì vậy tráng miệng bằng vài lát táo và lê để trị hôi miệng sau khi ăn hành phi là quá chuẩn rồi.

– Uống một ly nước chanh mát lạnh sau khi thưởng thức món ăn có hành phi cũng giúp khử mùi hôi ở miệng hiệu quả.

– Đơn giản hơn bạn chỉ cần nhai một vài viên kẹo cao su. Đây là giải pháp tức thời giúp bạn tự tin tiếp tục đi chơi và giao tiếp nếu lỡ ăn một món ăn nào đó có hành phi.

hanh-phi-gion-19

– Chỉ một cốc sữa 200 ml cũng có thể giảm nồng độ AMS trong hơi thở tới 50%. Nó sẽ giúp bạn có hơi thở thơm tho sau khi thưởng thức món ăn có hành. Theo đó, sữa nguyên kem mang lại hiệu quả khả quan hơn so với sữa gầy, nhất là khi dùng kèm trong bữa ăn, thay vì được uống sau đó.

– Uống nước chè hoặc nhai một vài lá chè tươi cũng giúp đánh bay mùi hôi ở miệng hiệu quả do hành phi gây ra.

Cách để làm hành phi giòn và thơm ngon thật đơn giản phải không. Và chắc hẳn bạn đã có trong tay nhiều món ăn ngon được ăn kết hợp với hành phi khô rồi đấy.

Ý kiến của bạn

Các tin khác

Vị thuốc trong chiếc bánh chưng
Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Cocktail – thức uống tốt cho tim mạch
Cocktail là loại thức uống được kết hợp tuyệt vời giữa rượu chính, rượu mùi và nước ép trái cây. Và gần đây một số nghiên cứu khoa học khuyên rằng, phụ nữ nên ...
Bài thuốc từ hành ta
Theo Y học cổ truyền, vị thuốc hành ta còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, ...
Quả trám - Vị thuốc quý trong ẩm thực
Trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Dưa muối: Lợi, hại thế nào?
Dưa muối ngoài chức năng thực phẩm dùng ẩm thực ngon miệng, nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe của dưa muối tốt cho tiêu hóa, có thể giúp giảm cân với ...
Món ăn - bài thuốc an thần từ hạt sen
Hạt sen có rất nhiều tên gọi như: liên nhục, liên thực, liên mễ, liên tử. Ở một số nơi trên thế giới hạt sen còn được coi là biểu tượng của tình yêu (do hiện ...
Món ăn bài thuốc từ lươn
Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, bổ gan, tỳ thận, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, ...
Thuốc hay từ cây mận Bắc
Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C...
Măng cụt – phải trông mặt mà bắt hình dong
Măng cụt là một loại quả rất lạ đối với người ngoại quốc, cũng lạ với ngay cả một số người ở miền Trung và miền Bắc. Quả chín có màu tím đậm, vỏ rất dày, ...
Món ăn, bài thuốc từ đường phèn
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm.
Support