Phèn Chua Là Gì? Ứng Dụng Của Phèn Chua Trong Ẩm Thực

Ngày 28 tháng 12 năm 2018

Chúng ta thường nghe nói đến phèn chua, một chất được dùng nhiều để xử lý nước và khử trùng, nhất là ở vùng lũ và được ứng dụng nhiều trong công nghiệp. Là tên gọi khá quen với nhiều người song không phải ai cũng cũng hiểu rõ phèn chua là gì? Ứng dụng của phèn chua trong ẩm thực như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để khám phá về nguyên liệu này, giải đáp những thắc mắc, tò mò về phèn chua.

Nếu như trước đây bạn chỉ biết đến phèn chua là chất dùng trong công nghiệp, hay để làm trong nước thì giờ đây bạn biết được phèn chua còn có nhiều công dụng khác trong đời sống hằng ngày, đặc biệt phèn chua còn được ứng dụng nhiều trong ẩm thực. Sử dụng phèn chua một lượng vừa đủ sẽ an toàn cho sức khỏe và có công dụng hữu ích cho những thực phẩm bạn chế biến. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về phèn chua là gì và ứng dụng của phèn chua trong ẩm thựcnhư thế nào nhé.

Phèn chua là gì?

Phèn chua còn gọi là phèn nhôm, là muối sulfat kép của kali và nhôm, có công thức hóa học là KAl(SO4)2, còn gọi là Kali alum. Phèn chua có dạng những hạt tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Phèn chua tan trong nước, không tan trong cồn.

Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước. Cũng do tạo kết tủa Al(OH)3 nên khi khuấy vào nước đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và làm chìm xuống làm nước trở nên trong vắt. Vì thế phèn chua thường dùng để lọc trong nước.

Phen-chua-co-nhieu-cong-dung-768x512

Phèn chua có nhiều công dụng. Ảnh: Internet

Phèn chua là hợp chất vô cơ, được điều chế từ các nguyên liệu chính là đất sét (thành phần chứa Al2O3), axit sunfuric và K2SO4. Phèn chua có vị chua chát, giúp giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da, chữa các bệnh về dạ dày, viêm ruột, thấp tà, được dùng để bảo chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết). Bên cạnh đó, phèn chua còn có tác dụng làm đẹp da, trị mụn, làm sạch vết ố vàng trên áo… Phèn chua còn được sử dụng rộng rãi để làm tinh khiết nước, thuộc da, vải chống cháy và bột nở.

Phèn chua còn có nhiều tên gọi khác nhau trong Hán Việt như vũ nát, vũ trạch, nát thạch, minh thạch, trần phong thạch, tất phàn, minh phàn, phàn thạch…

Ứng dụng của phèn chua trong ẩm thực

Ngoài công dụng trong xử lý nước, ứng dụng trong Y học, phèn chua còn được ứng dụng nhiều trong ẩm thực. Phèn chua có tác dụng làm tăng độ trắng và giòn cho thực phẩm như mứt và dưa chua. Nếu hạn chế dùng phèn chua có thể thay bằng nước vôi trong ngâm thực phẩm cũng giúp thực phẩm giòn hơn. Hai loại này được phép dùng nhưng cần đảm bảo lượng tồn dư không quá lớn.

Phèn chua còn làm cho trứng tươi lâu hơn. Cách làm là ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5%, 15 phút sau lấy ra, trứng sẽ giữ được tươi lâu hơn. Phèn chua còn được dùng để khử mùi hôi của lòng lợn, bằng cách dùng thìa nghiền phèn thành bột, chà lên lòng lợn, sau đó rửa sạch, lòng lợn sẽ bớt hẳn mùi hôi.

Phèn chua dùng làm trong nước ở giếng, dùng nước đã khử phèn đun sôi có thể uống và nấu ăn được. Đây cũng là chất được nhà máy nước dùng như chất keo tụ để làm trong nguồn nước.

Phèn chua còn dùng để ngâm với rau củ, trái cây làm tăng độ trắng, giòn cho sản phẩm, do đó được dung trong chế biến mứt dừa, mứt bí để tạo độ dẻo dai, trong suốt cho nguyên liệu. Khi nấu chè bưởi phèn chua cũng được ưu ái sử dụng để làm giảm vị the đắng trong vỏ bưởi. Với liều lượng phèn chua theo công thức pha chế thông thường thì món ăn hoặc sản phẩm sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phen-chua-dung-de-ngam-bi-dao-tao-do-gion-trong-de-lam-mut-bi-768x511

Phèn chua dùng để ngâm bí đao tạo độ giòn, trong để làm mứt bí – Ảnh: Internet

Phèn chua có tính acid yếu nên kích thích baking soda phóng thích khí carbonic, vì thế được dùng làm bột nở trong bánh nướng. Tính acid yếu của phèn nhôm làm bánh nở khi vào lò chứ chưa nở vội khi nhào bột.

Lương nhôm chứa trong phèn chua khoảng 10% (hay 0,5g nhôm/lít nước). Ở mức này thì phèn chua không phải là điều đáng ngại. Lượng phèn chua dùng để lọc nước khoảng 20mg/lít, nhưng nhôm lại bị kết tủa trong quá trình lọc nước. Do đó dư lượng nhôm còn lại trong nước không đáng kể. Phèn nhôm dùng trong bột nở, phải tuân theo quy định mức tối đa được phép sử dụng của cơ quan an toàn tùy theo loại bánh.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu phèn chua là gì và ứng dụng của phèn chua trong ẩm thực. Qua đó bạn có thể áp dụng để sử dụng phèn chua đúng cách cho từng loại thực phẩm của mình. Phèn chua có thể mua ở các siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa. Ngoài ra, bạn có thể đặt hàng online để mua phèn chua.các website bán hàng hiện nay.

Ý kiến của bạn

Các tin khác

Vị thuốc trong chiếc bánh chưng
Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Cocktail – thức uống tốt cho tim mạch
Cocktail là loại thức uống được kết hợp tuyệt vời giữa rượu chính, rượu mùi và nước ép trái cây. Và gần đây một số nghiên cứu khoa học khuyên rằng, phụ nữ nên ...
Bài thuốc từ hành ta
Theo Y học cổ truyền, vị thuốc hành ta còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, ...
Quả trám - Vị thuốc quý trong ẩm thực
Trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Dưa muối: Lợi, hại thế nào?
Dưa muối ngoài chức năng thực phẩm dùng ẩm thực ngon miệng, nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe của dưa muối tốt cho tiêu hóa, có thể giúp giảm cân với ...
Món ăn - bài thuốc an thần từ hạt sen
Hạt sen có rất nhiều tên gọi như: liên nhục, liên thực, liên mễ, liên tử. Ở một số nơi trên thế giới hạt sen còn được coi là biểu tượng của tình yêu (do hiện ...
Món ăn bài thuốc từ lươn
Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, bổ gan, tỳ thận, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, ...
Thuốc hay từ cây mận Bắc
Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C...
Măng cụt – phải trông mặt mà bắt hình dong
Măng cụt là một loại quả rất lạ đối với người ngoại quốc, cũng lạ với ngay cả một số người ở miền Trung và miền Bắc. Quả chín có màu tím đậm, vỏ rất dày, ...
Món ăn, bài thuốc từ đường phèn
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm.
Support