Thuốc quý từ món trai sông

Ngày 28 tháng 01 năm 2019

Theo y học cổ truyền, thịt trai sông có vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ thận, hạ huyết áp, thường được dùng bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em chậm lớn, ra mồ hôi trộm...

Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc thường dùng từ thịt trai để bạn đọc tham khảo:

Bài 1 - Bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi mắc bệnh mạn tính:

Thịt trai 100g, thái nhỏ, xào với gia vị cho thơm. Lấy nước luộc trai, cho gạo vào nấu thành cháo, cho thịt trai xào vào, thêm vài lát gừng, ăn nóng. Có thể ăn thường xuyên. Món ăn này rất tốt cho người cao tuổi bị tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường... Với người mỡ máu cao khi nấu cháo nên cho thêm mộc nhĩ, nấm hương có tác dụng giảm mỡ máu, thông huyết mạch.

tachaicuatraihen

Trai sông.

Bài 2 - Giải nhiệt, bổ dưỡng cho phụ nữ có thai:

Trai luộc chín, gỡ thịt thái nhỏ, ướp gia vị vừa ăn, xào với hành phi thơm. Lọc nước luộc trai, đun sôi lại rồi cho trai đã xào vào, cho hành, răm, đảo đều ăn trong bữa cơm.

Bài 3 - Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em:

Trai luộc chín, gỡ thịt. Lấy 50g thịt trai thái nhỏ, trộn với một nắm lá dâu non đã rửa sạch, thái nhỏ. Nấu đến khi nhừ thịt trai, thêm gia vị. Cho trẻ ăn hai lần trong ngày. Dùng liền trong 3 - 5 ngày.

Bài 4 - Hỗ trợ điều trị lao phổi:

Thịt trai 150g, rau hẹ 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn trong bữa cơm ngày 1 lần. Dùng liền một tuần.

Bài 5 - Trường hợp can thận hư tổn, đau đầu hoa mắt:

Thịt trai 250g, câu kỷ tử 15g, cúc hoa 15g. Sắc nước thuốc rồi thêm đủ nước để hầm thịt trai, ăn mỗi ngày một lần. Dùng liền 3 - 5 ngày.

Bài 6 - Đau đầu, tăng huyết áp:

Thịt trai 50g, râu ngô 20g, cho vào nồi hầm nhừ, khi ăn vớt bỏ bã râu ngô, thêm hành 10g, gừng 3g, gia vị vừa đủ. Ăn trong ngày.

Bài 7 - Suy nhược cơ thể, sợ gió, tay chân lạnh:

Thịt trai 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Thêm nước nấu canh, khi chín vớt bỏ bã xuyên khung, thêm gia vị, chia vài lần ăn trong ngày, dùng liên tục 5 - 7 ngày.

Bài 8 - Dùng cho người hay nhức mỏi cơ xương khớp, ho có đờm:

Thịt trai 100g, thịt lợn nạc 50g, tất cả băm nhỏ, ướp gia vị, trộn đều, viên thành viên chả, bọc với lá lốt, cho vào vỉ nướng chín, ăn trong bữa cơm. Có thể ăn thường xuyên.

Theo Bác sĩ Thu Vân/ SK&ĐS

Ý kiến của bạn

Các tin khác

Vị thuốc trong chiếc bánh chưng
Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Cocktail – thức uống tốt cho tim mạch
Cocktail là loại thức uống được kết hợp tuyệt vời giữa rượu chính, rượu mùi và nước ép trái cây. Và gần đây một số nghiên cứu khoa học khuyên rằng, phụ nữ nên ...
Bài thuốc từ hành ta
Theo Y học cổ truyền, vị thuốc hành ta còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, ...
Quả trám - Vị thuốc quý trong ẩm thực
Trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Dưa muối: Lợi, hại thế nào?
Dưa muối ngoài chức năng thực phẩm dùng ẩm thực ngon miệng, nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe của dưa muối tốt cho tiêu hóa, có thể giúp giảm cân với ...
Món ăn - bài thuốc an thần từ hạt sen
Hạt sen có rất nhiều tên gọi như: liên nhục, liên thực, liên mễ, liên tử. Ở một số nơi trên thế giới hạt sen còn được coi là biểu tượng của tình yêu (do hiện ...
Món ăn bài thuốc từ lươn
Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, bổ gan, tỳ thận, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, ...
Thuốc hay từ cây mận Bắc
Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C...
Măng cụt – phải trông mặt mà bắt hình dong
Măng cụt là một loại quả rất lạ đối với người ngoại quốc, cũng lạ với ngay cả một số người ở miền Trung và miền Bắc. Quả chín có màu tím đậm, vỏ rất dày, ...
Món ăn, bài thuốc từ đường phèn
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm.
Support