Phân Loại Phô Mai Và Công Dụng Trong Làm Bánh

Ngày 02 tháng 01 năm 2019

Phô mai là thực phẩm có nguồn gốc từ phương Tây, là một trong những nguyên liệu phổ biến trong làm bánh và nấu ăn. Pho mai được làm bằng cách kết đông và lên men từ sữa bò, sữa trâu, sữa dê, sữa cừu… có hàm lượng chất béo, protein, canxi, photpho cao từ sữa nên lưu trữ được lâu dài. Pho mai hiện nay được sản xuất từ nhiều nước khác nhau với kết cấu, hương vị phụ thuộc vào nguồn gốc của sữa.

Phô mai còn gọi là pho mát, do cách đọc chệch đi từ tiếng Pháp là fromage – có nghĩa là cheese trong tiếng Anh. Phô mai có hàng trăm loại đa dạng, được sử dụng phổ biến trong các món Tây như Ý, Pháp. Mỗi loại phô mai có những điểm khác nhau để sử dụng vào những mục đích nấu ăn, làm bánh khác nhau. Có bao giờ bạn hoang mang giữa rất nhiều loại phô mai và chưa biết chọn loại nào cho phù hợp. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các loại phô mai và công dụng của chúng trong làm bánh, nấu ăn như thế nào nhé.

Pho-mai-co-nhieu-loai-rat-da-dang

Phô mai có nhiều loại rất đa dạng (Ảnh: Internet)

Các loại phô mai đa dạng, có loại cứng, có loại mềm, có loại dùng riêng trong làm bánh, có loại dùng riêng cho nấu ăn, có loại dùng được cho cả hai. Dưới đây là những loại phô mai dùng phổ biến trong nấu ăn, làm các loại bánh hay ăn kèm với các loại thực phẩm khác.

Mozzarella cheese

Mozzarella cheese có nguồn gốc từ Italy, được làm từ sữa trâu hoặc sữa bò. Mozzarella ở dạng tươi khá mềm, có màu từ trắng đến ngả vàng. Phô mai này có độ ẩm lớn nên có thể được bảo quản trong tủ lạnh trong khoảng 1 tuần.

Mozzarella cheese thường được chế biến thành dạng phô mai bào, được làm khô đi bằng cách giảm nước và cắt thành vụn nhỏ có thể bảo quản đến 6 tuần. Phô mai Mozzarella bào là loại phô mai chuyên dụng cho món pizza, tạo thành những sợi cheese trắng dai và dính trên bề mặt bánh Pizza Ý, sau khi nướng và chảy.

Ngoài Pizza, phô mai Mozzarella được sử dụng vào các món ăn khác như mì ống, salad hoặc làm nên những món ăn ngon như bánh mì nướng phô mai, cà tím phô mai Mozzarella đút lò, khoai tây cuốn tôm phomai chiên… giúp tạo nên hương thơm phô mai đặc trưng thơm ngon.

Do có dạng mềm và ẩm nên Mozzarella rất mau lên mốc, không nên để quá lâu. Nên dùng dao sạch khi cắt mozzarella, rửa sạch tay để tránh vi khuẩn giúp kéo dài thời giản bảo quản phần phô mai còn lại.

Edam cheese

Edam cheese bắt nguồn từ vùng Edam, Hà Lan, có hình dạng đặc trưng là quả cầu hoặc hình trụ tròn, màu vàng nhạt, bọc vỏ màu đỏ, giống quả táo chín. Edam cheese có ưu điểm là khó hỏng, dễ bảo quản, càng để lâu thì càng trở nên cứng hơn.

Pho-mai-Edam-co-hinh-giong-qua-tao

Pho mai Edam có hình giống quả táo (Ảnh: Internet)

Edam cheese dễ tan, dễ thái lát mỏng nên thường thêm vào cho món bánh sandwich, hay cho thêm vào súp để tạo hương vị. Phô mai Edam thường được sử dụng phổ biến trong món khai vị của người Hà Lan, là thành phần không thể thiếu ăn kèm với các món tráng miệng như bánh mì, bánh quy hoặc các loại trái cây tươi.

Blue cheese

Blue cheese là phô mai có những đốm màu xanh lam, xanh xám… nên có tên gọi như vậy. Màu xanh lam nên mùi vị đặc trưng của loại phô mai này. Blue cheese được làm từ sữa bò, cừa hoặc sữa dê. Phô mai này rất thích hợp ăn kèm với trái cây, bánh quy hoặc rượu vang.

Blue-cheese-co-nhung-dom-xanh-lam-dep-mat

Blue cheese có những đốm xanh lam đẹp mắt (Ảnh: Internet)

Blue cheese có vị hơi khó ăn và mùi khá nặng đối với những chưa quen, và cũng được bán giá cao, không phổ biến như những phô mai khác, thường được dùng cho những món Âu ở những nhà hàng sang trọng.

Cream cheese

Cream cheese là phô mai kem, là loại phô mai tươi, màu trắng, mềm, vị chua nhẹ và hơi ngọt. Cream cheese là nguyên liệu chính để làm bánh cheesecake (bánh phô mai). Cream cheese cũng có thể ăn với bánh mì, bánh quy hoặc làm kem phủ bánh… Phô mai kem cũng rất dễ làm tại nhà bằng kem tươi.

Emmental cheese

Emmental cheese là sữa bò có nguồn gốc từ Thụy Sĩ, được ủ trong thời gian tối thiểu 4 tháng. Loại phô mai này có màu vàng nhạt, vị chua nhẹ hương hoa quả rất dễ ăn. Emmental không cứng, không mềm, hơi dẻo, dễ tan khi nấu, thường được dùng tạo hương vị cho món súp, ăn kèm hoa quả tươi hoặc cắt thành các lát mỏng để ăn với bánh mì sandwich hoặc burger.

Parmesan cheese

Parmesan là tên gọi tắt của phô mai Parmigiano – Reggiano, là loại phô mai đặc trưng trong món mì Ý Pasta. Đây là loại phô mai cứng, làm từ sữa bò, mất tối thiểu 1 năm để ủ đạt độ chín.

Phô mai Parmesan có thể dùng ăn ngay hoặc bào vụn, bào sợi, tháo lát, cắt thành vụn nhỏ nấu các món ăn.

Ricotta cheese

Phô mai Ricotta được làm từ nước tách từ sữa bò hoặc cừu, có nguồn gốc từ Ý. Ricotta có dạng mềm, màu trắng, vị hơi ngọt và rất ít béo. Phô mai này thường được dùng làm món ăn nhẹ của Ý, làm cheesecake, nhiều loại cookies, pasta hoặc pizza hoặc ăn kèm với các món tráng miệng khác.

Ricotta-cheese-co-dang-mem-mau-trang-768x590

Ricotta cheese có dạng mềm, màu trắng (Ảnh: Internet)

Cheddar cheese

Cheddar cheese có dạng cứng, màu trắng ngà vàng nhạt hoặc màu vàng suộm, có nguồn gốc từ làng Cheddar, Someret của Anh, vì thế có tên là Cheddar. Phô mai này được ủ từ 9 – 24 tháng. Cheddar thường được cắt lát ăn kèm với burger, các loại bánh mì sandwich, dùng trong các món nướng như pasta nướng hay pizza hoặc risotto.

Phô mai Cheddar cũng thường dùng trong các món bánh mặn như muffin mặn, bánh quy, bánh tart mặn.

Mỗi loại phô mai có đặc điểm, công dụng khác nhau, là nguyên liệu cần thiết cho món bánh, nấu ăn của bạn. Nếu bạn muốn chế biến món ăn có hương vị thơm ngon, béo ngậy của phô mai, hãy mua phô mai ở những cửa hàng, siêu thị bán nguyên liệu uy tín để làm những món ăn, món bánh vị phô mai yêu thích của mình nhé.

Ý kiến của bạn

Các tin khác

Vị thuốc trong chiếc bánh chưng
Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Cocktail – thức uống tốt cho tim mạch
Cocktail là loại thức uống được kết hợp tuyệt vời giữa rượu chính, rượu mùi và nước ép trái cây. Và gần đây một số nghiên cứu khoa học khuyên rằng, phụ nữ nên ...
Bài thuốc từ hành ta
Theo Y học cổ truyền, vị thuốc hành ta còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, ...
Quả trám - Vị thuốc quý trong ẩm thực
Trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Dưa muối: Lợi, hại thế nào?
Dưa muối ngoài chức năng thực phẩm dùng ẩm thực ngon miệng, nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe của dưa muối tốt cho tiêu hóa, có thể giúp giảm cân với ...
Món ăn - bài thuốc an thần từ hạt sen
Hạt sen có rất nhiều tên gọi như: liên nhục, liên thực, liên mễ, liên tử. Ở một số nơi trên thế giới hạt sen còn được coi là biểu tượng của tình yêu (do hiện ...
Món ăn bài thuốc từ lươn
Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, bổ gan, tỳ thận, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, ...
Thuốc hay từ cây mận Bắc
Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C...
Măng cụt – phải trông mặt mà bắt hình dong
Măng cụt là một loại quả rất lạ đối với người ngoại quốc, cũng lạ với ngay cả một số người ở miền Trung và miền Bắc. Quả chín có màu tím đậm, vỏ rất dày, ...
Món ăn, bài thuốc từ đường phèn
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm.
Support