Nước Tro Tàu Là Gì? Cách Làm Và Công Dụng

Ngày 28 tháng 12 năm 2018

Nước tro tàu là nguyên liệu trong nhà bếp chuyên dùng để nấu ăn và quét lên bề mặt khi làm các loại bánh như bánh trung thu, bánh ú, bánh tro,… Thế nhưng vẫn có khá nhiều người vẫn chưa biết thực chất nước tro tàu là gì và cách sử dụng nó. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin vừa rồi.

Để có loại nước tro tàu chất lượng nhất, người xưa thường chế biến theo cách truyền thống nhất và dùng nó để làm bánh giúp lớp vỏ có độ cứng và lên màu đẹp hơn. Tuy nhiên với những ai chưa từng biết đến nguyên liệu này thì khái niệm nước tro tàu là gì vẫn còn khá mơ hồ.

1. Nước tro tàu là gì?

Nước tro tàu là gì? Đây là nguyên liệu chế biến từ củi, gỗ bằng cách đốt chúng thành tro. Sau đó, lấy lớp tro này đem khuấy đều với nước, đợi tro lắng xuống và gạn lấy phần nước trong. Đây là nước tro tàu nguyên chất, truyền thống và thường được người xưa dùng cho đến tận bây giờ. Thành phần nước tro tàu sản xuất bằng cách này gồm nhiều khoáng chất, canxi, kali… nên có đặc tính kiềm mạnh.

Nuoc-tro-tau-duoc-san-xuat-bang-cac-nguyen-lieu-tu-nhien-an-toan

 Nước tro tàu được sản xuất bằng các nguyên liệu tự nhiên an toàn

Hiện nay, nước tro tàu ít được sản xuất theo cách như vậy mà phần lớn sử dụng nước tro tàu hóa học. Sản phẩm này có tên gọi hóa học là natri hydroxit (NaOH) hay kali hydroxit (KOH). Đồng thời nó không chỉ có dạng nước mà còn có thể làm thành các dạng hạt, bột, viên,… dễ bảo quản và sử dụng.

2. Công dụng của nước tro tàu

Từ những ngày xưa, ông bà ta đã biết sử dụng nước tro tàu để làm bánh và thực hiện một số món ăn. Nước tro tàu có tính kiềm mạnh giúp cho vị bánh đâm hơn, bánh có mùi thơm lâu hơn, giúp vỏ bánh mềm và lên màu đẹp. Trong khi nấu ăn, nước tro tàu còn sử dụng để thắng nước đường. Một số loại bánh thường sử dụng nguyên liệu này khi chế biến là bánh trung thu, bánh đúc, bánh ú, bánh gai,…

Dung-nuoc-tro-tau-giup-vo-banh-Trung-thu-co-mau-dam-va-dep-hon

 Dùng nước tro tàu giúp vỏ bánh Trung thu có màu đậm và đẹp hơn

Không những vậy, khi làm mì sợi, người ta dùng nước tro tàu giúp bột mì mềm, dễ nhào nặn, kéo sợi và tạo hình, đồng thời giúp bột ngả sang màu vàng. Ngoài ra, nước tro tàu còn có tác dụng làm trắng rau củ quả. Nước tro tàu còn dùng để ngâm cá khô, làm dầu ô liu để giảm độ đắng, đóng hộp các loại cam quýt,…

3. Nước tro tàu có độc hại không?

Về cơ bản, nước tro tàu là nguyên liệu làm bánh an toàn và không gây độc hại gì nên bạn có thể sử dụng cả trong nấu ăn và làm bánh. Tuy nhiên, trong nước tro tàu hóa học có chứa một số thành phần độc hại có tính ăn mòn nên bạn cần lưu ý khi sử dụng. Nước tro tàu có tác dụng cân bằng độ pH nên khi dùng với lượng nhỏ và không dùng liên tục trong một thời gian sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, nước tro tàu còn có khả năng bắt lửa cực lớn nên khi bảo quản cần để nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ thấp và không nên để gần bếp lửa. Nên đậy kín trong các lọ thủy tinh để đảm bảo chất lượng và tuyệt đối không đựng trong các lọ làm bằng đồng, magie, thiếc, nhôm, kẽm vì chúng có thể gây ra phản ứng hóa học nguy hiểm

Để đảm bảo an toàn cũng như không lo lắng về sự độc hại của sản phẩm này, tốt nhất bạn nên lựa chọn các địa chỉ bán nguyên liệu uy tín và đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như liều lượng phù hợp với mỗi món bánh.

4. Cách làm nước tro tàu tại nhà

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều nước tro tàu nhưng chúng phần lớn là loại nước tro tàu hóa học. Nếu bạn không yên tâm khi sử dụng, có thể học ngay cách làm nước tro tàu tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình.

Nguyên liệu cần chuẩn bị :

– Tro củi hoặc gỗ

– Bình nhựa to

– Một ít nước mưa

– Nước đun sôi để nguội

– 1 miếng vải sạch hoặc khăn xô

Hướng dẫn cách làm nước tro tàu

Bước 1: Rửa sạch bình nhựa to và để cho khô nước hoàn toàn. Sau đó cho phần tro than củi vào bình này.

Bước 2: Cho nước mưa và nước sôi vào bình. Để kiểm tra nước tro đã đạt yêu cầu hay chưa hãy dùng 1 quả trứng gà để thử. Nếu trứng gà nổi khoảng 1cm so với phần mặt nước là được. Nếu trứng nổi cao hơn thì cần đậy kín bình và để nơi thoáng mát trong vòng 2 ngày rồi làm tiếp.

Bước 3: Chọn 1 miếng vải sạch để lọc lấy phần nước tro, bỏ đi phần cặn.

Bước 4: Lấy phần nước tro này đổ vào một chiếc bình nhựa qua đêm. Sáng hôm sau tiếp tục lọc lại một lần nữa để thu được nước tro tàu chất lượng nhất.

5. Một số lưu ý khi sử dụng nước tro tàu

– Khi sử dụng nước tro tàu cần chú ý cẩn thận lúc lấy dung dịch ra vì chúng có nồng độ chất hóa học cao nên rất dễ gây bỏng nặng như axit.

– Nếu khi dùng nước tro tàu bị bắn vào mắt thì phải rửa nhiều lần với nước. Nếu bị bắn vào người, tay chân thì sau khi xả nước nhiều cần dùng chanh hoặc giấm để rửa giúp cân bằng độ kiềm.

– Bảo quản nước tro tàu xa tầm tay trẻ em để tránh gây nguy hiểm.

– Vì nước tro tàu có tính kiềm nên không được đựng bằng các vật dụng làm từ nhôm, thiếc,…

Những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về nước tro tàu là gì cũng như cách sử dụng chúng sao cho hợp lý để có tác dụng nhất. Hãy vận dụng nguyên liệu tuyệt vời này trong các công thức làm bánh của mình để chúng trông thật hấp dẫn và thơm ngon nhé.

Ý kiến của bạn

Các tin khác

Vị thuốc trong chiếc bánh chưng
Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Cocktail – thức uống tốt cho tim mạch
Cocktail là loại thức uống được kết hợp tuyệt vời giữa rượu chính, rượu mùi và nước ép trái cây. Và gần đây một số nghiên cứu khoa học khuyên rằng, phụ nữ nên ...
Bài thuốc từ hành ta
Theo Y học cổ truyền, vị thuốc hành ta còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, ...
Quả trám - Vị thuốc quý trong ẩm thực
Trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Dưa muối: Lợi, hại thế nào?
Dưa muối ngoài chức năng thực phẩm dùng ẩm thực ngon miệng, nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe của dưa muối tốt cho tiêu hóa, có thể giúp giảm cân với ...
Món ăn - bài thuốc an thần từ hạt sen
Hạt sen có rất nhiều tên gọi như: liên nhục, liên thực, liên mễ, liên tử. Ở một số nơi trên thế giới hạt sen còn được coi là biểu tượng của tình yêu (do hiện ...
Món ăn bài thuốc từ lươn
Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, bổ gan, tỳ thận, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, ...
Thuốc hay từ cây mận Bắc
Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C...
Măng cụt – phải trông mặt mà bắt hình dong
Măng cụt là một loại quả rất lạ đối với người ngoại quốc, cũng lạ với ngay cả một số người ở miền Trung và miền Bắc. Quả chín có màu tím đậm, vỏ rất dày, ...
Món ăn, bài thuốc từ đường phèn
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm.
Support