Dược thiện từ đậu đen

Ngày 28 tháng 01 năm 2019

Đậu đen là nông phẩm rất quen thuộc của người dân, được chế biến thành nhiều món ăn bổ mát, giàu dược tính.

Theo sách Dược tính chỉ nam: “Đậu đen: vị thuốc gọi hắc đại đậu, vị cam, khí êm, không độc, lợi được thủy đạo, hạ được khí nóng trong dạ dày, tiêu thức ăn, trừ gió độc, làm mát trong lòng, tâm thần yên ổn, mắt sáng, huyết lưu thông, trừ thũng, tiêu sưng, trị chứng đau, giải được độc”.

Hạt đậu đen rất giàu protid, có lipid, glucid, tro và nhiều muối khoáng: canxi, phốt pho, sắt, caroten, B1, B2, PP, vitamin C... Ăn đậu đen rất tốt, chữa huyết hư, trúng phong, tê nhức mỏi; trẻ em bị rôm sảy, phong ngứa; thấp nhiệt, huyết ứ, phụ nữ trước sau sinh ăn đều tốt. 

20170627035349600005daudenngamgiammax600x600

Xin giới thiệu một số bài dược thiện từ đậu đen:

Chữa thận yếu bứt rứt khó ngủ: người bệnh nóng bứt rứt, tiểu đêm nhiều khó ngủ. Dùng đậu đen, hạt sen, gừng gia vị vừa đủ hầm ăn.

Chữa trúng phong méo miệng: dùng đậu đen sao vàng, giã nhỏ, ngâm rượu, uống ngày vài lần, mỗi lần ly nhỏ.

Chữa sản hậu nhiều bệnh: người phụ nữ sau sinh mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lưng, vai gáy chân tay tê đau mỏi có thể lấy 1kg đậu đen sao vàng, giã dập, ngâm rượu ngon, uống ngày 3 lần/30ml; nếu không uống được rượu có thể sắc nước uống.

Chữa trẻ em đi tiểu són: trẻ đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần do thấp nhiệt có thể lấy 120 hạt đậu đen, ít cam thảo nấu nước uống ngày vài lần, uống vài ngày hoặc hơn.

Chữa chứng vị nhiệt: người bệnh đau lâm râm thượng vị, đại tiện táo, khát nước. Dùng đậu đen ủ lên mầm phơi khô sắc nước uống ngày 50g, uống ngày vài lần, đợt uống 5 - 7 ngày.

Chữa phong tê thấp: người bệnh có tuổi huyết hư, tay chân hay tê nhức mỏi. Dùng đậu đen xanh lòng sao vàng, ngâm rượu uống, ngày 3 ly nhỏ, nếu không uống rượu có thể nấu nước uống.

Chữa xuất huyết nhiều nơi: hay gặp ở người già hay bị xuất huyết dưới da, răng miệng, đại tiểu tiện ra máu. Lấy đậu đen hoặc mầm đậu đen (đại đậu quyển) sao vàng hạ thổ, dùng ngày 50g hoặc hơn, sắc nước uống như trà.

Chữa tắc tia sữa: phụ nữ sau sinh viêm tuyến vú đau phát sốt. Lấy một bát đậu đen nấu lấy nước uống ngày 3 lần.

Chữa trúng độc do uống rượu: người bệnh sau khi uống rượu cảm thấy buồn nôn, đau bụng có thể lấy một bát đậu đen nấu lấy nước cho uống ngày vài lần.

Chữa sang thương huyết ứ: người bệnh bị chấn thương huyết ứ sưng phù đau, ngăn ngừa xuất huyết phủ tạng. Lấy một bát đậu đen nấu lấy nước uống hoặc pha thêm ít rượu mà uống.

Chữa phụ nữ có mang đau mỏi lưng, chân, người mỏi mệt: Lấy một bát đậu đen nấu lấy nước uống ngày vài lần, kết hợp dùng đậu đen hầm cá chép ăn càng tốt.

Chữa tiểu nhi đan độc: trẻ có biểu hiện da nổi dát đỏ sần hoặc viêm da tiếp xúc, Eczema, hăm, rôm sảy ngứa... có thể lấy đậu đen nấu lấy nước uống, kết hợp lấy nước cốt bôi ngày vài lần.

Chữa chảy nước mắt sống: người bệnh biểu hiện ra gió chảy nước mắt, chấn thương, viêm nhiễm thì lấy 100g đậu đen mỗi ngày nấu lấy nước uống ngày vài lần.

630baithuochaygiuptrichungtieukhongtuchu14

Kiêng kỵ: hạn chế dùng đậu đen với người tỳ vị hư hàn, người không có nhiệt độc không dùng nhiều, không nên nấu chung đậu đen với thịt lợn, hậu phác, tỳ ma tử.

Theo Lương y Phan Thị Thạnh/ SK&ĐS

Ý kiến của bạn

Các tin khác

Vị thuốc trong chiếc bánh chưng
Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Cocktail – thức uống tốt cho tim mạch
Cocktail là loại thức uống được kết hợp tuyệt vời giữa rượu chính, rượu mùi và nước ép trái cây. Và gần đây một số nghiên cứu khoa học khuyên rằng, phụ nữ nên ...
Bài thuốc từ hành ta
Theo Y học cổ truyền, vị thuốc hành ta còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, ...
Quả trám - Vị thuốc quý trong ẩm thực
Trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Dưa muối: Lợi, hại thế nào?
Dưa muối ngoài chức năng thực phẩm dùng ẩm thực ngon miệng, nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe của dưa muối tốt cho tiêu hóa, có thể giúp giảm cân với ...
Món ăn - bài thuốc an thần từ hạt sen
Hạt sen có rất nhiều tên gọi như: liên nhục, liên thực, liên mễ, liên tử. Ở một số nơi trên thế giới hạt sen còn được coi là biểu tượng của tình yêu (do hiện ...
Món ăn bài thuốc từ lươn
Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, bổ gan, tỳ thận, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, ...
Thuốc hay từ cây mận Bắc
Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C...
Măng cụt – phải trông mặt mà bắt hình dong
Măng cụt là một loại quả rất lạ đối với người ngoại quốc, cũng lạ với ngay cả một số người ở miền Trung và miền Bắc. Quả chín có màu tím đậm, vỏ rất dày, ...
Món ăn, bài thuốc từ đường phèn
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm.
Support