Dầu Hào Là Gì? Các Món Ăn Hay Sử Dụng Dầu Hào

Ngày 28 tháng 12 năm 2018

Nếu như với người Việt, chén nước mắm tỏi ớt là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa cơm thì với người Trung Hoa, dầu hào là vật phẩm mang đậm nét tinh túy và đặc trưng ẩm thực nơi đây. Không chỉ dùng như một loại nước chấm, dầu hào còn sử dụng để tẩm ướp nguyên liệu và chế biến thật nhiều món ăn ngon, dậy mùi hấp dẫn. Tuy nhiên, dầu hào là gì vẫn còn là khái niệm mơ hồ với nhiều người và chưa chắc họ đã biết đến các món ăn đơn giản sử dụng dầu hào. Nếu vậy, bạn hãy theo chân bài viết này để có được một trải nghiệm ẩm thực thú vị.

Được xếp vào hàng gia vị cực phẩm, dầu hào mang đến mùi thơm đầy mê hoặc cũng như làm “sống dậy” hương vị tự nhiên, ngọt ngào của các nguyên liệu thực phẩm. Miếng thịt ướp với dầu hào trở nên mềm mại mà không quá cứng, ăn miếng rau củ xào cùng dầu hào nghe vị ngọt tan đều trong miệng hay nước chấm dầu hào làm đắm say những tâm hồn yêu thích ẩm thực. Không phải tự nhiên mà dầu hào được yêu thích mà bởi nó là sự hòa quyện tuyệt vời giữa các nguyên liệu đơn thuần theo công thức cổ truyền nhất. Cũng chính từ gia vị này, có khá nhiều các món ăn đơn giản sử dụng dầu hào để giúp bạn có một bữa cơm thật ngon miệng và nhớ mãi.

Dau-hao-dang-set-mau-nau-dam-la-gia-vi-than-thuoc-trong-gian-bep-moi-gia-dinh

Dầu hào dạng sệt màu nâu đậm là gia vị thân thuộc trong gian bếp mỗi gia đình

1. Dầu hào là gì?

Dầu hào là loại gia vị được sử dụng khá nhiều trong các bữa cơm gia đình mang lại hương thơm và mùi vị khó trộn lẫn. Có nguồn gốc xuất xứ từ Quảng Đông (Trung Quốc), dầu hào tạo nên nét đặc trưng của nền ẩm thực nơi đây và nhanh chóng lan ra các nước châu Á. Dầu hào đơn giản là loại nước sốt có màu nâu hơn đậm hơn màu cánh gián một chút và có độ sệt nhất định. Nguồn gốc ra đời của loại gia vị này khá thú vị khi một người có tên là Lee Kam Sheung bỏ quên một nồi hàu đã được nấu chín trong nước muối khá lâu. Điều này vô tình khiến cho nồi hàu có mùi rất khét nhưng lại có hương vị vô cùng tuyệt vời. Cũng chính nhờ mối nhân duyên với loại nước sốt này mà sau đó Lee Kam Sheung đã trở thành một doanh nhân nổi tiếng và thành lập công ty sản xuất các loại dầu hào và nước sốt gia vị hàng đầu.

Ban đầu, dầu hào được làm từ những con hàu tươi nhưng hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp chế biến thực phẩm, việc tạo nên hương vị của dầu hào trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Vẫn giữ nguyên thành phần chính là dịch chiết xuất hàu, nhưng dầu hào hiện nay được thêm các thành phần khác như đường, muối, bột ngô. Một số nơi còn gia giảm, thêm thắt nước tương và gia vị để tạo sự độc đáo riêng. Dầu hào đạt chất lượng tuyệt vời nhất khi có sự cân bằng giữa vị ngọt của hàu và vị mặn của muối, có màu nâu tự nhiên và hơi dậy mùi một chút. Tỷ lệ hàu trong dầu hào càng cao thì loại gia vị này càng thơm ngon.

2. Các món ăn đơn giản sử dụng dầu hào

Với hương thơm cùng chất lượng tuyệt hảo, dầu hảo được các chị em nội trợ vô cùng yêu thích dùng trong việc chế biến món ăn hàng ngày. Không chỉ là gia vị làm dậy lên mùi vị, sức sống của món ăn mà dầu hào còn vô cùng tốt cho sức khỏe và được khuyên nên sử dụng thường xuyên. Từ dầu hào, các chị em nội trợ hoặc các đầu bếp chuyên nghiệp có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau vợi sự thay đổi linh hoạt trong công thức chế biến. Sau đây là một số món ăn đơn giản, dễ thực hiện mà chị em có thể học hỏi để trổ tài trong mâm cơm gia đình.

Dầu hào xào rau củ nấm đông cô

Dau-hao-giup-mon-rau-cu-xao-day-mui-thom-ngon-768x436

Dầu hào giúp món rau củ xào dậy mùi thơm ngon

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Súp lơ xanh: 1 cái

– Nấm đông cô: 10 tai

– Cà rốt: 1 củ

– Tỏi: 1 củ

– Hành khô: 1 củ

– Các loại gia vị: dầu ăn, muối, dầu hào, bột ngọt

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1: Sơ chế các loại rau củ:  Nấm đông cô ngâm nở, rửa sạch, cắt đôi.  Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch cắt mỏng. Súp lơ cắt miếng vừa ăn rửa sạch để ráo.

Bước 2: Phi thơm hành tỏi với chút xíu dầu ăn. Cho cà rốt vào xào tiếp đều tay rồi cho tiếp nấm đông cô vào.

Bước 3: Cho súp lơ vào xào cùng với lửa lớn. Nêm gia vị và cho thêm chút dầu hào vào cho thơm ngon.

Bước 4: Cho súp lơ xào nấm đông cô ra đĩa dùng với cơm nóng.

Tôm hấp dầu hào

Tom-hap-dau-hao-thuc-hien-nhanh-lai-dua-den-cam-giac-la-mieng-day-thu-vi-768x571

Tôm hấp dầu hào thực hiện nhanh lại đưa đến cảm giác lạ miệng đầy thú vị

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Tôm tươi: 8 – 10 con

– Trứng gà: 1 quả

– Rượu trắng: 2 muỗng canh

– Gừng: 1/2 quả

– Hành lá: 100gram

– Tiêu, nước mắm, dầu hào

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Tôm cắt râu rửa sạch để ráo. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng gọt vỏ, cắt sợi.

Bước 2: Xếp tôm vào đĩa và cho 3 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh rượu trắng, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh nước mắm lên. Rắc hành lá, gừng và đập trứng gà vào giữa.

Bước 3: Cho tôm vào nồi hấp cách thủy khoảng 5 – 7 phút để tôm chín.

Bước 4: Lấy tôm hấp ra để hơi nguội và thưởng thức.

Thịt heo ướp dầu hào chiên giòn

Thit-heo-uop-dau-hao-truoc-khi-chien-giup-giu-nguyen-vi-mem-ngot-tu-nhien

Thịt heo ướp dầu hào trước khi chiên giúp giữ nguyên vị mềm ngọt tự nhiên

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Thịt ba chỉ: 5 lạng

– Dầu hào: 1 chai nhỏ

– Hạt nêm: 2 muỗng

– Tỏi: 2 củ

– Dầu ăn

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Thịt ba rọi rửa sạch và thái miếng khúc dài. Đem thịt ướp với dầu hào, hạt nêm, tỏi băm nhuyễn trong 1 giờ cho thịt ngấm đều gia vị.

Bước 2: Bắc chảo lên bếp rồi cho dầu hào vào làm nóng. Cho thịt vào rán cho chín vàng và gắp ra đĩa rồi để nguội sau đó cắt thành miếng vừa ăn nhé.

Bước 3: Thịt  heo ướp dầu hào chiên ăn kèm nước mắm ớt hoặc xì dầu đều rất ngon.

Hiểu rõ về dầu hào là gì cũng như các món ăn đơn giản sử dụng dầu hào để áp dụng vào bữa cơm gia đình sẽ giúp các chị em nội trợ nâng cao tay nghề và ghi điểm trong mắt những người thân yêu. Sử dụng dầu hào cũng là cách tốt nhất để chị em có thể chăm lo và bảo vệ sức khỏe gia đình mình tốt hơn mỗi ngày.

Ý kiến của bạn

Các tin khác

Vị thuốc trong chiếc bánh chưng
Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Cocktail – thức uống tốt cho tim mạch
Cocktail là loại thức uống được kết hợp tuyệt vời giữa rượu chính, rượu mùi và nước ép trái cây. Và gần đây một số nghiên cứu khoa học khuyên rằng, phụ nữ nên ...
Bài thuốc từ hành ta
Theo Y học cổ truyền, vị thuốc hành ta còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, ...
Quả trám - Vị thuốc quý trong ẩm thực
Trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Dưa muối: Lợi, hại thế nào?
Dưa muối ngoài chức năng thực phẩm dùng ẩm thực ngon miệng, nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe của dưa muối tốt cho tiêu hóa, có thể giúp giảm cân với ...
Món ăn - bài thuốc an thần từ hạt sen
Hạt sen có rất nhiều tên gọi như: liên nhục, liên thực, liên mễ, liên tử. Ở một số nơi trên thế giới hạt sen còn được coi là biểu tượng của tình yêu (do hiện ...
Món ăn bài thuốc từ lươn
Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, bổ gan, tỳ thận, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, ...
Thuốc hay từ cây mận Bắc
Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C...
Măng cụt – phải trông mặt mà bắt hình dong
Măng cụt là một loại quả rất lạ đối với người ngoại quốc, cũng lạ với ngay cả một số người ở miền Trung và miền Bắc. Quả chín có màu tím đậm, vỏ rất dày, ...
Món ăn, bài thuốc từ đường phèn
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm.
Support