Thuốc hay từ cây mận Bắc

Ngày 28 tháng 01 năm 2019

Mận là cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc. Cây nhỡ, cành nhẵn có màu nâu, đỏ, bóng. Lá hình mũi mác, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông.

Hoa màu trắng thường nhóm ba cái một. Quả nhẵn khi chín có màu sắc thay đổi thường tím (hay gọi màu mận chín) hoặc màu vàng lục. Mận là loại hoa quả rất thông dụng. Các bộ phận cây mận đều được dùng làm thuốc.

Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C...

kythuatchamsocmanbac

Theo Đông y, quả mận vị ngọt, chua, tính bình, quy vào hai kinh can, thận.

Tác dụng thanh can, điều nhiệt, giải tà độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Trị các chứng hư lao, nóng trong xương (cốt chưng, chiều nhiệt), chữa tiểu đường (tiêu khát), bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sách cổ của Trung Quốc (Điền Nam bản thảo, Tuyển châu bản thảo) đều ghi. Quả mận dùng ăn trực tiếp hoặc giã lấy nước uống. Người tỳ vị hư yếu không nên dùng

Hạt mận tên thuốc lý tử nhân, hay lý hạch nhân, chứa các chất amygdalin, vị ngọt, đắng, tính bình, quy vào kinh can. Công năng hoạt huyết, tán ứ, nhuận tràng thông tiện. Dùng trong các trường hợp vấp, ngã bầm tím, sưng đau, các chứng ho đàm, thủy khí ủng trệ, đại tiện bí táo.

Thường dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày uống 8 - 12g, hoặc dùng ngoài đem nghiền thành bột rắc hoặc đắp lên vết thương.

Trường hợp mặt bị sạm đen dùng bột nhân hạt mận nghiền mịn trộn với lòng trắng trứng đắp ngày 1 - 2 lần trong 5 - 7 ngày.

Người tỳ vị yếu, đi ngoài lỏng, thận hư, di tinh, phụ nữ có thai không nên dùng.

Lá mận tên thuốc lý thụ diệp có vị ngọt, chua, tính bình, có công dụng trị các chứng sốt cao, kinh giật ở trẻ, làm giảm ho, điều trị các vết thương. Có thể sắc uống liều dùng 8 - 12g lá khô. Dùng ngoài nấu lấy nước, bỏ bã tắm cho trẻ hoặc giã lấy nước cốt lá mận tươi thấm vào chỗ sưng đau.

Nhựa mận tên thuốc gọi là lý thụ giao thường dùng nhựa khô ở thân cây mận, chủ trị mắt có màng, tác dụng giảm đau, tiêu sưng, thúc sởi mọc. Liều dùng 8 - 16g sắc uống.

monantetdoanngo31496036414835

Rễ mận tên thuốc lý căn thường thu hái vào tháng 9 - 10 hàng năm. Rễ mận tính mát, hơi lạnh, vị đắng, sáp. Tác dụng thanh nhiệt giải độc dùng trong các chứng tiểu buốt, tiểu dắt do thấp nhiệt, các trường hợp đi lỵ ra máu, bệnh tiêu khát. Trẻ em sốt nóng, mụn nhọt, đan độc. Dùng trong sắc uống ngày 8 - 12g. Dùng ngoài sao tồn tính, nghiền thành bột, đắp hoặc rắc lên vết đau.

Vỏ rễ mận thường gọi lý căn bì. Dùng vỏ trắng rễ cây mận. Vị đắng, mặn, tính lạnh, quy kinh can. Tác dụng thanh nhiệt, giải trừ uất nhiệt do phong mộc, chữa tiểu đường, tâm phiền, làm hạ khí trong chứng bôn đồn khí ngược lên, các trường hợp khí hư, đau răng, lở loét...

Liều dùng 8 - 12g, sắc uống. Có thể sắc đặc ngậm rồi nuốt hoặc lấy nước thấm đắp bên ngoài nơi tổn thương (sang lở).

Theo DS. Nguyễn Thị Hồng/ SK&ĐS

Ý kiến của bạn

Các tin khác

Vị thuốc trong chiếc bánh chưng
Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Cocktail – thức uống tốt cho tim mạch
Cocktail là loại thức uống được kết hợp tuyệt vời giữa rượu chính, rượu mùi và nước ép trái cây. Và gần đây một số nghiên cứu khoa học khuyên rằng, phụ nữ nên ...
Bài thuốc từ hành ta
Theo Y học cổ truyền, vị thuốc hành ta còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, ...
Quả trám - Vị thuốc quý trong ẩm thực
Trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Dưa muối: Lợi, hại thế nào?
Dưa muối ngoài chức năng thực phẩm dùng ẩm thực ngon miệng, nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe của dưa muối tốt cho tiêu hóa, có thể giúp giảm cân với ...
Món ăn - bài thuốc an thần từ hạt sen
Hạt sen có rất nhiều tên gọi như: liên nhục, liên thực, liên mễ, liên tử. Ở một số nơi trên thế giới hạt sen còn được coi là biểu tượng của tình yêu (do hiện ...
Món ăn bài thuốc từ lươn
Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, bổ gan, tỳ thận, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, ...
Măng cụt – phải trông mặt mà bắt hình dong
Măng cụt là một loại quả rất lạ đối với người ngoại quốc, cũng lạ với ngay cả một số người ở miền Trung và miền Bắc. Quả chín có màu tím đậm, vỏ rất dày, ...
Món ăn, bài thuốc từ đường phèn
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm.
Chuối hột rừng: món ăn - bài thuốc nhiều công dụng
Cây chuối hột được dùng để chữa bệnh sỏi thận, đái tháo đường... Gần đây, người ta lại ưa dùng chuối hột rừng hơn chuối hột nhà.
Support